Vận động ngoại giao của Hoa Kỳ Chuyến_thăm_Trung_Quốc_của_Richard_Nixon

Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon

Khi Richard Nixon trở thành Tổng thống của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông đã công khai và chính thức giữ 1 thái độ mập mờ đối với Trung Hoa. Ông đã tuyên bố trước khi ra tranh cử:

Có những mạo hiểm, vâng, nhưng những mạo hiểm của chờ đợi còn lớn hơn nhiều…nếu Nam Việt Nam mất, Đông Nam Á mất và Thái Bình Dương trở thành Biển đỏ (của Trung Quốc Cộng sản) thì chúng ta có thể đương đầu với 1 cuộc Thế chiến, ở đó những điều rắc rối chống lại chúng ta sẽ lớn hơn nhiều…[5]Nhà lãnh đạo Pakistan Yahya Khan và Tổng thống Richard Nixon

Trong phát biểu nhậm chức, Tổng thống Nixon cho biết:

Hãy để cho tất cả các nước biết rằng…các đường liên lạc của chúng ta sẽ rộng mở. Chúng ta tìm kiếm 1 Thế giới rộng mở, rộng mở cho cho các suy nghĩ, rộng mở cho sự trao đổi hàng hóa và con người, một Thế giới trong đó không có dân tộc nào, lớn hoặc nhỏ, sẽ phải sống trong sự cô lập giận dữ[6]

Ngày 26-6 năm 1969, Tổng thống Mỹ quyết định thay đổi một vài điều kiểm soát mậu dịch đối với nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ngay sau đó, ông cũng đề nghị Tổng thống Pakistan Agha Muhammad Yahya Khan và lãnh tụ România Ceaucescu chuyển cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biết ý muốn nối lại Ngoại giao của mình.[6]

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cũng đã phấn đấu để đạt mục tiêu tương tự. Ông đã mời đội tuyển bóng bàn Mỹ tới thăm Trung Quốc và liên lạc thông qua lãnh đạo của Pakistan. Dần dần ông đã thuyết phục được Mao Trạch Đông đa nghi thấy rằng Hoa Kỳ không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc và có thể có ích cho Bắc Kinh trong nỗ lực chống lại áp lực từ Liên Xô.

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội tháng 2/1971, Tổng thống Nixon đã nói về sự cần thiết phải thiết lập đối thoại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông kêu gọi dành cho chính phủ Bắc Kinh một vị trí tại Liên Hợp Quốc mà không phải hy sinh vị trí của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Cả Mao Trạch Đông lẫn Tưởng Giới Thạch đều khẳng định chỉ có thể có một nước Trung Quốc và sẽ chống lại nỗ lực của Mỹ muốn có hai nước Trung Quốc, một trong đại lục và một ở Đài Loan. Trước kia, việc Mỹ công nhận và ủng hộ chế độ của Tưởng là một trở ngại lớn đối với việc lập lại mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Trung Quốc của Mao.

Tuy nhiên, tới năm 1971 với nhận thức về giá trị chiến lược của việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, Nixon và cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã sẵn sàng đáp ứng Mao một nửa trên vấn đề này, vì tìm kiếm một đối tác trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô còn quan trọng hơn nhiều. Nixon và Mao Trạch Đông nóng lòng muốn lợi dụng lẫn nhau và nhất trí với một phương thức thỏa hiệp "một Trung Quốc nhưng không phải bây giờ".

Ngày 20/1/1970 Đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw (Ba Lan) gặp gỡ đồng nhiệm phía Trung Quốc là Lôi Dương. Sau đó, Lôi Dương chính thức chấp thuận đề nghị của Tổng thống Nixon cử 1 phái viên sang Bắc Kinh. Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai cũng gởi lại thông điệp cho phía Mỹ thông qua Tổng thống Pakistan Yahya Khan. Chu cũng cho rằng "một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là 1 điều rất xa xôi". Nhà Trắng sau đó đã tiếp tục nới rộng thêm các hạn chế về đi lại và mậu dịch.[7]

Do Chiến dịch Campuchia năm 1970 mà quan hệ giữa 2 nước đột nhiên trở xấu. Phía Bắc Kinh bỏ các cuộc hội đàm ở Warsaw và cắt đứt Ngoại giao với Washington. Đài phát thanh Bắc Kinh ra tuyên bố tố cáo Washington về 1 sự khiêu khích ở Đông Nam Á và Mao phát ra 1 thông điệp lấy tên là "nhân dân Thế giới, đoàn kết và đánh bại bọn xâm lược Mỹ và tất cả lũ chó săn của chúng".[7]

Ngày 5 tháng 10/1970, Tổng thống Nixon tuyên bố trên báo Times rằng:

Nếu có điều gì đó tôi muốn làm trước khi chết, đó là đi Trung Quốc. Nếu tôi không đi được tôi muốn các con tôi đi.Nicolae Ceaucescu và Tổng thống Nixon tại Nhà Trắng năm 1973

Ba tuần sau tuyên bố đó, trong lễ kỷ niêm 25 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ đề nghị ông Yahya Khan-Tổng thống Pakistan tiếp xúc lại với chính quyền Mao. Song song đó, ngày 26/10, tại cuộc chiêu đãi nhà độc tài Romania Nicolae Ceaucescu, Nixon cũng chúc mừng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là lần đầu tiên 1 vị Tổng thống Mỹ gọi đất nước của Mao bằng cái tên chính thức của nó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mặc dù nỗ lực xích lại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng người Mỹ vẫn từ chối việc gia nhập Liên Hợp Quốc của chính quyền Mao. Tuy nhiên, Nixon vẫn để ngỏ khả năng này. Ngày 22 tháng 11/1970, Tổng thống cho vị Cố vấn An ninh Quốc gia của mình là Henry Kissinger biết rằng cần phải nghiên cứu khả năng chấp nhận "Trung Cộng" vào Liên Hợp Quốc...và Nixon tự hỏi làm thế nào mà ông có thể giữ những cam kết với Đài Loan mà không bị những người tán thành thừa nhận "Trung Cộng" gây khó khăn.

Dù thất vọng tại Liên Hợp Quốc, Chu Ân Lai vẫn trả lời bức thông điệp của Yahya Khan. Ngày 9/12/1970, Đại sứ Pakista tại Washington chuyển cho Kissinger câu trả lời của Chu rằng phía Trung Quốc chấp nhận mời 1 phái viên đặc biệt của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh để thảo luận về Đài Loan. Nixon tán thành nhưng ông cũng đề nghị hội đàm cũng nên bao gồm cả những vấn đề khác.

Trong khi đó, Mao Trạch Đông đã nói với 1 ký giả Mỹ là Edgar Snow rằng ông ta sẽ "rất vui sướng nói chuyện với Nixon hoặc là với tư cách 1 nhà du lịch hoặc là với tư cách là Tổng thống". Đại sứ România tại Washington cũng cho biết Chu Ân Lai nói rằng Tổng thống sẽ được hoan nghênh ở Bắc Kinh.

Do chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang mà cụ thể là việc binh sĩ Việt Nam Cộng hòa mở cuộc hành quân vào lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Nam Lào năm 1971 mà quân đội Trung Quốc ở Hoa Nam báo động và Nhân dân Nhật báo lớn tiếng tố cáo:

Bằng việc mở rộng ngọn lửa chiến tranh đến cửa ngõ Trung Quốc, chủ nghĩa Đế quốc Mỹ đi vào 1 tiến trình gây đe dọa nghiêm trọng cho Trung Quốc...Nixon thực vậy, đã hoàn toàn phơi bày bản chất hung bạo và đã đạt đỉnh cao của sự ngạo mạn[8]

Tuy nhiên, qua sự kiện này Nixon và cố vấn Henry Kissinger nhận thấy một cách đúng đắn rằng, phía Trung Hoa quan tâm tới nhiều vấn đề khác hơn là Chiến tranh Việt Nam. Họ có thể phản đối công khai nhưng các cuộc thảo luận thì vẫn cứ tiếp tục.

Ngày 25 tháng 2/1971, Tổng thống Nixon trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ về báo cáo đối ngoại hàng năm. Trong đó, ông nhắc lại ý muốn cải thiện quan hệ với chính quyền của Mao. Chưa đầy 1 tháng sau, Nhà Trắng chấm dứt tất cả các hạn chế đối với hộ chiếu Mỹ đi Trung Quốc. Kissinger cũng đề nghị 1 cuộc họp cấp Đại sứ nữa ở Warsaw.

Phần còn lại là của Chu Ân Lai. Vào tháng Tư, các quan chức Trung Hoa mời đoàn Bóng bàn Mỹ đang ở Nhật sang thăm Trung Quốc. Tổng thống Nixon sau đó đã thực hiện 1 nhượng bộ to lớn là ra lệnh chấm dứt cấm vận thương mại với Bắc Kinh vốn đã kéo dài 20 năm và tuyên bố rằng ông sẽ đi Trung Quốc.